Từ trước đến nay, nấm ngọc cẩu luôn được xem là vị thuốc quý dân gian. Đặc biệt, khi ngâm củ ngọc cẩu với rượu lại trở thành bài thuốc hiệu quả đối với sinh lý nam giới. Vậy rượu ngọc cẩu có tác dụng gì? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nấm ngọc cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu hay sâm ngọc cẩu là loại thực vật thuộc họ Gió đất, có tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr. Bên cạnh tên gọi nấm ngọc cẩu, nó còn có tên gọi khác là Nấm linh cẩu, Xà cô, Tỏa dương, Cẩu pín, Địa mao cầu, Gió đất,…

Mô tả về nấm ngọc cẩu
Đặc điểm thực vật
Cây ngọc cẩu là loại thực vật ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn, mọc trong các khu rừng ẩm thấp. Do hình dáng của loại dược liệu này giống cây nấm nên có tên gọi là Nấm ngọc cẩu.
Tuy nhiên, ngọc cẩu không phải là một loại nấm mà thoái hóa thành dạng củ có nhiều thùy, cao từ 10 – 20cm.
Nấm ngọc cẩu không có lá, mọc thành từng đám và có màu đỏ nâu sẫm. Loại củ này được cấu tạo bởi một cán hoa lớn. Trên cán có hoa dày đặc, cán nạc và mềm, sần sùi với nhiều hình dáng và có một mùi hôi rất đặc trưng.
Các loại nấm ngọc cẩu
Tùy theo màu sắc, hình dáng, chiều cao mà người ta chiều nấm ngọc cẩu thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những cách chia củ ngọc cẩu phổ biến nhất:

- Dựa theo hình dáng:
- Nấm ngọc cẩu đực: Có thân hình chóp, cao từ 10 – 15cm và có thể dài hơn. Khi quan sát bạn sẽ thấy màu nâu đỏ thẫm được tạo thành bởi những cán hoa nhỏ li ti, có mô màu tím bao bọc bên ngoài và không nở bung ra. Sâm ngọc cẩu đực có mùi hương thơm dịu.
- Nấm ngọc cẩu cái: Chiều cao thấp hơn cây đực, bông to, dài như bắp ngô non. Sâm ngọc cẩu cái không có bao hoa mà chỉ là những khối hình trứng, có chân dài khoảng 3cm và có mùi hôi.
- Dựa theo màu sắc của ruột:
- Nấm ngọc cẩu ruột vàng: Phần ruột bên trong củ ngọc cẩu có màu vàng và thơm.
- Nấm ngọc cẩu ruột đỏ, tím: Phần ruột màu đỏ, một số loại hơi ngả sang sắc tím. Chiều dài và đường kính nhỏ hơn so với nấm ruột vàng.
Vị trí phân bố
Cây ngọc cẩu phát triển tốt trong môi trường rừng sâu ẩm thấp có độ cao trên 1500 mét, dưới các tán cây lớn. Do đó, loại dược liệu này được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.
Rượu ngọc cẩu có tác dụng gì?
Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, có rất nhiều tác dụng của nấm ngọc cẩu đối với sức khỏe người dùng. Đặc biệt, khi sử dụng nấm ngọc cẩu ngâm với rượu. Vậy rượu ngọc cẩu có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, sâm ngọc cẩu khô là dược liệu quý có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn và quy chủ yếu vào 2 kinh Tỳ, Thận. Với những đặc tính này, tác dụng của nấm ngọc cẩu ngâm rượu gồm có:
- Bổ tỳ, ích thận, cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị vô sinh.
- Tráng dương, bổ huyết, đẩy mạnh lưu thông khí huyết.
- Nhuận tràng, thông tiện.
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, với những thành phần chất béo, tinh dầu, Gentianine, Carpaine, Choline, Vitexin, Orienti, 13 loại acid amin, Testosterone, L Arginine,… đây là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người dùng. Vậy khi sử dụng nấm ngọc cẩu ngâm rượu có tác dụng gì?

- Bổ thận, cải thiện chức năng sinh lý hiệu quả cho nam giới.
- Trị liệt dương, di tinh, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
- Bồi bổ sức khỏe, chống suy giảm trí nhớ.
- Trị đau nhức xương khớp.
- Làm đẹp da, trị nám, tàn nhang, cải thiện tình trạng thiếu máu và phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Cách sử dụng nấm ngọc cẩu với rượu đúng chuẩn
Như đã giới thiệu, công dụng của nấm ngọc cẩu liên quan chủ yếu đến vấn đề sinh lý của nam giới. Do đó, dược liệu này chủ yếu được sử dụng với rượu để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những cách sử dụng nấm ngọc cẩu các bạn có thể tham khảo:
Cách ngâm nấm ngọc cẩu tươi
- Chuẩn bị: Sâm ngọc cẩu tươi 1kg, 200ml mật ong cùng với 4 lít rượu trắng từ 40 – 42 độ và 1 bình thủy tinh đủ lớn.
- Ngọc cẩu bạn đem rửa sạch sau đó để ráo nước. Tiếp theo, tráng qua trước với 1 lần rượu, sau đó cắt nấm theo chiều dọc thành từng lát mỏng, xếp vào bình.
- Cuối cùng đổ rượu và mật ong đã chuẩn bị vào bình, đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 1 tháng thì có thể sử dụng.
Cách ngâm nấm ngọc cẩu khô
- Chuẩn bị: Nấm ngọc cẩu khô 500gr, 100ml mật ong và 5 lít rượu khoảng 40 – 42 độ.
- Rửa sạch nấm ngọc cẩu khô sau đó tráng qua 1 lần với rượu.
- Cho nấm vào bình rồi đổ đầy rượu, mật ong, đậy nắp kín. Rượu ngọc cẩu khô cần thời gian ủ lâu hơn ngọc cẩu tươi để có hương vị đậm đà, do đó bạn nên chờ 2 – 3 tháng.
- Tác dụng của rượu ngọc cẩu khô tương đối mạnh. Vì vậy, một ngày, bạn chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu nhỏ, chia thành 2 – 3 lần và có thể kết hợp trong lúc ăn hoặc sau ăn.

Một số lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Cách ngâm rượu ngọc cẩu khá đơn giản, song để tránh tác dụng phụ của nấm ngọc cẩu đối với người dùng, các bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Nên sử dụng nấm ngọc cẩu tươi thay vì ngọc cẩu khô. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán ngọc cẩu kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bạn nên bảo quản rượu ở những nơi thoát mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Nên ủ rượu trong tầm 2 tháng để sử dụng hiệu quả nhất.
- Trong trường hợp rượu ngâm củ ngọc cẩu bị chát, bạn có thể cho thêm một chút mật ong vào bình theo tỷ lệ 150 – 200ml mật ong/5 lít rượu. Ngoài ra, quả la hán cũng có thể làm tăng độ ngọt, giảm vị chát có trong rượu.
- Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 chén rượu nấm ngọc cẩu để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là gan, thận.
- Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất kì triệu chứng nào thì nên ngưng lại và đến gặp bác sĩ sớm nhất.
- Rượu nấm ngọc cẩu không phù hợp với người cao huyết áp, tiêu hóa, ung thư, người suy giảm chức năng gan, thận.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nấm ngọc cẩu cũng như rượu ngọc cẩu có tác dụng gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc biết thêm cách ngâm rượu ngọc cẩu và một số lưu ý để sử dụng nấm ngọc cẩu một cách hiệu quả nhất.